Liên hệ với chúng tôi

Hồ Chí Minh:    (84) 1 2345 6789

Hà Nội:             (84) 1 2345 6789

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

GLÔCÔM (THIÊN ĐẦU THỐNG)

 Bệnh Glôcôm, hay dân gian gọi là bệnh thiên đầu thống, là một nhóm bệnh làm tăng nhãn áp tổn hại thần kinh thị giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác sẽ bị hư hại, nặng nề sẽ dẫn đến tình trạng mù lòa vĩnh viễn.

Glôcôm là gì?

Glôcôm còn được gọi là “Kẻ đánh cắp ánh sáng thầm lặng” do phần đông các bệnh nhân bị glôcôm không có triệu chứng nào báo động.

Bệnh glôcôm chia ra glôcôm góc mở và glôcôm góc đóng. Với bệnh glôcôm góc mở, người bệnh thường không có triệu chứng gì. Áp lực trong mắt của bệnh nhân tăng lên từ từ, cho nên bện nhân không bị đau đớn và không có triệu chứng. Tầm nhìn mất từ từ ở xung quanh, nhìn mờ dần và cuối cùng là mù hoàn toàn.

Không giống như glôcôm góc mở, bệnh nhân bị glôcôm góc đóng có áp lực trong mắt tăng cao rất đột ngột làm cho mắt đau nhức, nhìn mờ, đau đầu, buồn nôn. Tuy nhiên, bệnh glôcôm góc đóng cũng có thể biểu hiện âm thầm (glôcôm góc đóng mạn tính) làm bệnh nhân không để ý, cuối cùng tổn hại thần kinh mắt.

 

 

http://alinavn.com/upload/20915/20180831/grabaa44dOptic_20Nerve.jpg

Dây thần kinh thị giác bị tổn thương do bệnh Glocôm

 

image(14).png

 

Tầm nhìn của mắt khỏe mạnh bình thường và mắt bị glôcôm

 

Những ai có nguy cơ mắc bệnh glôcôm

  • Người trên 40 tuổi.
  • Người có tiền sử tiểu đường và cao huyết áp 
  • Mắt bị tổn thương do va đập
  • Tiền sử gia đình có người thân bị glôcôm
  • Sử dụng thuốc có chứa corticosteroid dài 
  • Tật khúc xạ (cận thị cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng nhãn áp góc mở và viễn thị có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp góc đóng)

 

Glôcôm có di truyền?

Glôcôm có thể ảnh hưởng đến vài thành viên trong cùng một gia đình. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình và người thân của những bệnh nhân glôcôm cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra. Điều này thực sự quan trọng.

Glôcôm được phát hiện thế nào?

  • Kiểm tra thị lực
  • Đo nhãn áp
  • Chụp cắt lớp gai thị OCT
  • Kiểm tra thị trường

Bệnh glôcôm sẽ được điều trị thế nào?

Hiện nay, bệnh glôcôm vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, nhưng hầu hết các trường hợp có thể được kiểm soát thành công.

Đối với bệnh glôcôm, nếu được điều trị sớm và kịp thời, bệnh sẽ ổn định nhưng bệnh sẽ theo ta suốt đời. Việc điều trị glôcôm phụ thuộc vào thể bệnh, có thể là thuốc hạ nhãn áp, điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật.

Lời khuyên thầy thuốc

Khám mắt định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm với những người trên 40 tuổi, những người có tiền sử gia đình bị bệnh glôcôm, hay những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, cận thị, viễn thị nặng, những người đã trải qua phẫu thuật tại mắt. Thường xuyên đo thị lực, nhãn áp, đặc biệt phương pháp chụp cắt lớp võng mạc OCT có thể giúp phát hiện sớm bệnh glôcôm.

Các bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện được bênh gl ô côm ở giai đoạn sớm và giúp bạn lựa chọn những phương pháp điều trị tốt nhất để duy trì thị lực của bạn.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết