Liên hệ với chúng tôi

Hồ Chí Minh:    (84) 1 2345 6789

Hà Nội:             (84) 1 2345 6789

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VIÊM BỜ MI

  • Viêm bờ mi là một tình trạng viêm mãn tính ở mi mắt rất khó điều trị, gây khó chịu và khó nhìn nhưng thường bệnh không gây tổn thương nghiêm trọng đến thị lực. Viêm bờ mi thường liên quan đến phần của mí mắt nơi lông mi phát triển và ảnh hưởng đến cả mí mắt.
  • Viêm bờ mi xuất hiện khi các tuyến tiết chất nhờn nhỏ nằm gần nền các lông mi bị tắc nghẽn làm cho mắt trở nên kích ứng và đỏ.

Nguyên nhân gây viêm bờ mi?

  • Nguyên nhân gây viêm bờ mi không rõ rang, có thể do một hoặc nhiều yếu tố:
  • Viêm da tiết bã, gầu trên da đầu, lông mày.
  • Bị tắc tuyến bã nhờn trong mi mắt.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Dị ứng.
  • Chứng đỏ mặt – mụn trứng cá.
  • Ve hoặc chấy ở mi mắt.
  • Mất cân bằng hormone.

 

Triệu chứng:

  • Mí mắt bị ngứa, sưng, đỏ và viêm.
  • Có cảm giác nóng rát trong mắt.
  • Mí mắt tiết nhờn.
  • Có cảm giác cộm trong hoặc trên mắt.
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt.
  • Ghèn ứ ở lông mi hoặc trong các góc của mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

 

Yếu tố nguy cơ:    

  • Do các tác dụng phụ của thuốc.
  • Gàu trên da đầu hoặc lông mày.
  • Tắc nghẽn tuyến nhờn.
  • Phản ứng dị ứng với mỹ phẩm hoặc các sản phẩm mỹ phẩm bôi xung quanh mắt.

 

unnamed(1).jpg

Cách ngăn ngừa tình trạng viêm bờ mi:

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh viêm bờ mi:

  • Giữ mi mắt sạch sẽ.
  • Rửa mặt thường xuyên, bao gồm tẩy trang mắt và mặt trước khi đi ngủ. Không chạm tay vào mắt khi tay dơ và không dụi mắt hay chà xát mi mắt khi bị ngứa vì có thể làm lây lan tình trạng nhiễm trùng.
  • Không kẻ mắt sát mí mắt.
  • Nếu đang trong giai đoạn đầu của viêm bờ mi, ngăn chặn sự kích thích bằng cách không trang điểm.
  • Khi bắt đầu sử dụng lại mỹ phẩm, thay thế các sản phẩm đã sử dụng trước đó trong hoặc gần mí mắt vì chúng có thể đã bị nhiễm trùng.

 

Phương pháp điều trị bệnh viêm bờ mi:

Các bước làm sạch mắt:

  • Làm ướt khăn mặt sạch bằng nước ấm.
  • Vắt khô khăn và đặt lên mí mắt trong 5 phút.
  • Làm ướt lại khăn để giữ cho khăn ấm, giúp làm mềm ghèn và dãn nở các tuyến nhờn.

Điều trị thuốc:

  • Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để làm giảm tình trạng nhiễm trùng mí mắt do vi khuẩn, nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng sinh tra tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng sinh đường uống.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ steroid giúp làm giảm tình trạng viêm.
  • Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng cả 2 loại kháng sinh và kháng viêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết