Liên hệ với chúng tôi

Hồ Chí Minh:    (84) 1 2345 6789

Hà Nội:             (84) 1 2345 6789

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHẮP - LIỆU CÓ ĐÁNG LO NGẠI?

Chắp là một khối nhỏ, thường không đau hoặc một chỗ sưng xuất hiện trên mí mắt. Sự tắc nghẽn tuyến bã là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Chắp thường nằm trên mi mắt trên hoặc mi mắt dưới, và có thể tiêu đi mà không cần điều trị.

Chắp đôi khi bị nhầm lẫn với lẹo trong và lẹo ngoài. Lẹo trong là một tình trạng nhiễm trùng của tuyến bã. Lẹo ngoài là sự nhiễm trùng ở vùng nang lông của sợi lông mi và của tuyến mồ hôi. Lẹo thường gây đau nhưng chắp thì không như thế. Chắp có thể tiến triển sau khi bị lẹo.

Bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa về mắt nếu nghĩ rằng mình đang có chắp, nhất là khi nó che mất tầm nhìn của bạn hoặc nếu bạn đã có từ lâu.

NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

Chắp – gây ra bởi sự tắc nghẽn các tuyến bã nhỏ nằm ở mí mắt trên và dưới. Chất nhờn tiết ra từ các tuyến này giúp làm ẩm cho mắt.

Viêm nhiễm hoặc virus là các tác nhân gây nên chắp.

Chắp thường gặp ở những người có tình trạng viêm nhiễm như là viêm da tiết bã, mụn, bệnh phấn hồng, viêm bờ mi mạn tính hoặc tình trạng viêm trường diễn của mi mắt. Chắp cũng thường gặp trên người mắc viêm kết mạc do virus hoặc một nhiễm trùng của màng lót bên trong mắt và mí mắt.

Chắp tái đi tái lại hoặc bất thường có thể là triệu chứng của những bệnh nghiêm trọng hơn, nhưng, điều này thường hiếm khi xảy ra.

chắp-mắt(1).jpg

 

 

TRIỆU CHỨNG

Chắp luôn là một khối không đau hoặc chỗ sưng lên của mí mắt trên hoặc dưới. Nó có thể xuất hiện ở cả hai mí và cả hai mắt cùng lúc. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của chắp mà nó có thể khiến nhìn mờ đi hoặc che mất hẳn tầm nhìn.

Mặc dù không thường gặp, nhưng chắp cũng có thể đỏ, sưng và đau nếu đi kèm một tình trạng nhiễm trùng.

 

CHẨN ĐOÁN

Trong đa số các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán chắp thông qua thăm khám, quan sát khối trên mí mắt bạn. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn thêm về các triệu chứng để xác định khối đó là chắp, hay lẹo, hay một bệnh nào khác.

 

ĐIỀU TRỊ

Một vài trường hợp chắp có thể tự hết mà không cần can thiệp điều trị. Nếu bác sĩ của bạn đề nghị điều trị, thường sẽ là những lựa chọn sau đây:

  • Chăm sóc tại nhà

Trước tiên, đừng cố nặn bóp khối chắp. Tốt nhất là bạn nên tránh sờ đến nó, càng ít chạm đến càng tốt.

Thay vì vậy, bạn nên chườm ấm lên mí mắt 4 lần một ngày, mỗi lần khoảng 10 phút. Động tác này có thể làm giảm triệu chứng sưng vì nó làm mềm bã nhờn trong các tuyến bã bị tắc nghẽn. Cần đảm bảo rằng bạn đã rửa tay trước khi chạm vào vùng da bị chắp.

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn mát sa nhẹ nhàng khối chắp vài lần trong ngày hoặc chà lên mí mắt. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc nhỏ mắt hoặc kem bôi.

  • Điều trị khác

Nếu chăm sóc tại nhà như trên nhưng vẫn không khỏi, bác sĩ có thể tiêm cho bạn corticosteroid hoặc làm tiểu phẫu. Cả hai phương pháp tiêm corticosteroid và tiểu phẫu đều là những điều trị hiệu quả.

Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bác sĩ của bạn sẽ giải thích rõ lợi ích cũng như nguy cơ từ các phương pháp này.

CHAP(1).jpg

 

PHÒNG NGỪA CHẮP

Không thể hoàn toàn tránh được chắp, đặc biệt là khi bạn có cơ địa dễ mắc phải tình trạng này. Nhưng, sau đây là những điều có thể giúp bạn phòng ngừa:

  • Luôn luôn rửa tay sạch trước khi chạm vào vùng mắt
  • Hãy chắc rằng những thứ sẽ tiếp xúc với mắt bạn như kính áp tròng hoặc mắt kính được giữ sạch sẽ.

Nếu bạn thường xuyên đối mặt với tình trạng nổi chắp, hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể kiểm soát tốt tình trạng đấy.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết