Liên hệ với chúng tôi

Hồ Chí Minh:    (84) 1 2345 6789

Hà Nội:             (84) 1 2345 6789

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG

  • Thoái hóa điểm vàng ( hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm AMD ) là một sự thoái hóa, tổn thương của các tế bào điểm vàng nằm sâu trong trung tâm võng mạc mắt, gây giảm thị lực trung tâm và khiến cho mắt mất dần khả năng phân tích độ sắc nét và chi tiết của hình ảnh. Bệnh thường gặp ở những người trên 60 tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa điểm vàng:

 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng điểm vàng, tùy thuộc vào sự tổn thương mà thoái hóa điểm vàng được chia thành 2 dạng:

  • Thoái hóa điểm vàng dạng khô:
  • Là dạng phổ biến nhất, các tế bào trong điểm vàng bị thoái hóa và teo đi làm mờ thị giác trung tâm của mắt.
  • Thoái hóa điểm vàng dạng ướt:
  • Các mạch máu nhỏ tăng sinh bất thường trong mắt dễ vỡ gây rò rỉ máu và chất dịch lỏng vào bên trong võng mạc. Đây được xem là dạng tổn thương nghiêm trọng và phần lớn những trường hợp mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao bị mất thị lực vĩnh viễn (mù lòa). Thoái hóa điểm vàng dạng ướt được xem là tình trạng thoái hóa hoàng điểm ở giai đoạn nặng.

Triệu chứng:

 

  • Thị lực mờ dần hay mờ nhanh, đặc biệt giảm thị lực trung tâm
  • Nhìn thấy bóng hay không thấy các phần của hình ảnh.
  • Nhìn thấy hình ảnh méo mó.
  • Người bệnh cũng có vấn đề trong nhận thức màu sắc.
  • Chức năng thị giác hồi phục chậm sau khi tiếp xúc với ánh sáng chói.
  • Mất sự nhạy cảm tương phản (là khả năng phân biệt các mức độ khác nhau của ánh sáng)

 

Yếu tố nguy cơ:

 

  • Tuổi: hiện tại không có con số thống kê nào cho biết có bao nhiêu người bị thoái hóa điểm vàng nhưng một nghiên cứu cộng đồng năm 1997 cho thấy rằng cứ một trong bốn người ở độ tuổi 60 trở lên bị mắc bệnh.
  • Yếu tố di truyền
  • Giới tính: Phụ nữ dễ bị thoái hóa điểm vàng hơn nam giới.
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Các bệnh về tim mạch

 

32661923645_ef20ebe4f0_o.jpg

Cách ngăn ngừa bệnh:

 

Mặc dù không có thuốc để trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa điểm vàng, nhưng nếu biết cách điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học theo hướng dẫn, bạn hoàn toàn có thể trì hoãn được sự tiến triển của thoái hóa điểm vàng, phòng tránh nguy cơ mất thị lực khi ngoài 40 tuổi.

  • Ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi có màu xanh đậm.
  • Hạn chế bổ sung protein qua các loại thịt đỏ, dầu mỡ động vật...
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
  • Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Nên thường xuyên tái khám định kỳ chuyên khoa mắt mỗi năm một lần, nếu thoái hóa điểm vàng dạng ướt sẽ cần thăm khám thường xuyên hơn, khoảng 1 tháng 1 lần.

 

Việc sử dụng dụng cụ kiểm tra Amsler có thể giúp phát hiện các thay đổi không rõ ràng của thị lực. Bạn có thể giám sát thị lực của bạn hằng ngày bằng cách nhìn vào ô kể Amsler.

 

2018_10_10_09_21_283.png

Các phương pháp điều trị:

 

  • Phương pháp laser quang nhiệt động: một phương pháp phẫu thuật gồm việc tập trung các tia laser nóng
  • Phương pháp trị liệu Quang đông: Phương pháp này sử dụng tia laser không nóng cùng với thuốc tĩnh mạch để kìm hãm tạm thời hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh
  • Thuốc: Tiêm Macugen và Lucentis
  • Bác sĩ mắt sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị tốt nhất cho AMD.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết