• :
  • :
Tiếp nhận câu hỏi, kiến nghị của doanh nghiệp tại đây
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

60 năm y tế dự phòng: Lấy con người làm trung tâm trong chăm sóc sức khỏe

Chiều nay (5/12), tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Y tế dự phòng Việt Nam. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự.

Thông tin tai buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ cách đây 60 năm, Bộ Y tế thành lập Vụ phòng bệnh trên cơ sở tách ra từ Vụ phòng bệnh, chữa bệnh nhằm thực hiện tốt hơn phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đây là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của hệ thống y tế dự phòng Việt Nam.

Cùng với sự hình thành, phát triển của ngành y tế trong 60 năm qua, công tác phòng bệnh đã có nhiều đổi mới, lớn mạnh cả về qui mô và chức năng, nhiệm vụ. Với quan điểm “Y tế dự phòng tích cực, chủ động”, y tế dự phòng đã phát triển theo hướng toàn diện, chăm sóc sức khỏe lấy con người làm trung tâm, bao gồm kiểm soát yếu tố nguy cơ, phòng chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

 

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại lễ kỷ niệm 60 năm Y tế dự phòng Việt Nam

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, đến nay, y tế dự phòng đã phát triển thành một hệ thống đồng bộ với các đơn vị chuyên ngành được trang bị hiện đại; đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản có đủ năng lực để đáp ứng với các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi; cũng như nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các biện pháp dự phòng tiên tiến và đã đạt được nhiều thành tựu được Đảng, Nhà nước và quốc tế ghi nhận. Việt Nam đã khống chế được nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: thanh toán bệnh đậu mùa, bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; đồng thời ngăn chặn thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới nổi.

Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế  giới công nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS, là điểm sáng về phòng chống HIV/AIDS. Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai bền vững tại 100% xã, phường góp phần giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh có vắc xin phòng ngừa cũng như thanh toán, loại trừ một số bệnh truyền nhiễm. Đến nay, nước ta đã đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ về phòng chống HIV, sốt rét và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

Công tác quản lý môi trường y tế và sức khỏe trường học đạt được những thành tựu quan trọng về nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế, bảo vệ sức khỏe người lao động và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên. Nhờ đó, thể lực và tầm vóc của người Việt không ngừng được nâng lên góp phần tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.

Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai bền vững tại tất cả các xã, phường, giúp thanh toán được bệnh đậu mùa, bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và giảm được hàng trăm, hàng nghìn lần tỷ lệ mắc những bệnh truyền nhiễm nhiễm khác. Hệ thống quản lý vắc xin trong nước đạt chuẩn quốc tế khi sản xuất được 10/12 loại vắc xin tiêm chủng mở rộng

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, y tế dự phòng cũng đang phải giải quyết nhiều khó khăn, thách thức do mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tác động của toàn cầu hóa, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 60 năm Y tế dự phòng Việt Nam               Ảnh Đình Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận những thành tựu to lớn của y tế dự phòng. Đồng thời, bày tỏ tri ân anh hùng liệt sỹ, Giáo sư Đặng Văn Ngữ cống hiến cả cuộc đời cho nghiên cứu khoa học, phòng chống bệnh sốt rét và những thế hệ cán bộ y tế dự phòng đã không quản gian khổ, hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quốc cũng như trên mặt trận phòng chống dịch bệnh.

Phó Thủ tướng cho rằng, trong đổi mới toàn diện ngành y tế, cần rà soát lại hệ thống tổ chức về đào tạo nhân lực, cơ chế tài chính để y tế dự phòng thực sự là “cái gốc” trong phòng chống bệnh tật, từ quá trình đào tạo đến cơ chế tài chính, chế độ đãi ngộ, sử dụng nguồn lực, để y tế dự phòng không chỉ làm tốt nhiệm vụ phòng bệnh truyền nhiễm mà còn phòng cả bệnh không lây nhiễm, dự phòng các yếu tố nguy cơ, nổi lên là nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

“Có lúc hệ điều trị thu hút mối quan tâm của xã hội hơn, dẫn đến các chính sách dành cho y tế dự phòng chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó. Từ 2008, Quốc hội đã có Nghị quyết dành 30% chi ngân sách y tế cho y tế dự phòng nhưng ít có địa phương nào vượt con số 25%. Phòng bệnh hơn chữa bệnh hiện nay có cả bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn vào những bất cập đó” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Cục Y tế dự phòng.

Phó Thủ tướng tin tưởng phát huy truyền thống 60 năm vẻ vang, với tinh thần trách nhiệm cao cùng sự đoàn kết nhất trí, nhiệt huyết đổi mới, năng động sáng tạo nhất định hệ thống y tế dự phòng nói riêng và ngành y tế nói chung, sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp ngày càng quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Huân Chương độc lập hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng cho Cục Y tế dự phòng.

Bộ Y tế trao tặng, truy tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ đợt I cho 20 tập thể, 99 cá nhân.

 

Cũng tại buổi lễ, Bộ Y tế truy tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ  đợt 1 năm 2016 cho 11 cá nhân và trao tặng giải thưởng này cho 20 tập thể và 88 cá nhân khác.

Theo Thái Bình - suckhoedoisong.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tin tiêu điểm
Website liên kết
Bình chọn
Thời tiết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 5